Triệu Lộ Tư

Cuối tháng 10, trong khu sản xuất đặt tại nhà ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, chị Dung tất bật h fpt play

【fpt play】Vợ chồng miền Tây làm giàu từ loài cây dại

Cuối tháng 10,ợchồngmiềnTâylàmgiàutừloàicâydạfpt play trong khu sản xuất đặt tại nhà ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, chị Dung tất bật hút chân không từng gói rau tươi chuẩn bị giao cho khách. Cạnh đó là phòng kín, nơi làm ra hàng tấn dưa bồn bồn bán khắp các tỉnh mỗi tháng.

13 năm trước, sau thời gian lăn lộn ở Tây Nguyên, Sài Gòn để buôn bán trà, cà phê, chị Dung rủ chồng về quê khởi nghiệp vì chán cảnh kiếm sống xa nhà. Những ngày đầu trở về, vợ chồng chị phải ở nhờ nhà cha mẹ để tiếp tục làm nghề cũ.

Nông dân huyện Cái Nước thu hoạch bồn bồn. Ảnh: An Minh

Nông dân huyện Cái Nước thu hoạch bồn bồn. Ảnh: An Minh

Một năm sau đó, chị Dung thấy cây bồn bồn tại địa phương mọc hoang rất nhiều, không ai ăn, nên nảy ra ý định nhổ về sơ chế bán cho khách du lịch. Vợ chồng chị thuê nhà ở sát quốc lộ 1 để thuận tiện cho việc bán trà bắc và đặc sản quê nhà.

Không vốn liếng, chị cùng chồng là anh Nguyễn Hoàng Vũ, 49 tuổi, đành lấy công làm lời. Hàng ngày, anh dậy từ 4h để đi khắp nơi hỏi xin chủ nhà nhổ cây bồn bồn. "Lúc đó, loài này mọc hoang nhiều nên không ai lấy tiền, người nào có sức thì nhổ về ăn hoặc sơ chế bán, mỗi ký chừng 15.000 đồng", anh Vũ nói, thêm rằng hiện bồn bồn tươi có giá 30.000-35.000 đồng mỗi ký.

Bồn bồn còn gọi là cỏ nến, mọc nhiều ở vùng trũng nước ngọt hoặc lợ ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Loài cây dại này có thể thu hoạch quanh năm, thường được sử dụng như một loại rau trong các bữa ăn. Để có được công thức làm dưa bồn bồn chuẩn, chị Dung cho biết phải mất nhiều tháng thử nghiệm, thậm chí bỏ hàng trăm kg vì không đạt chất lượng như mong muốn.

Khách du lịch ở TP HCM và các tỉnh miền Đông khá xa lạ với loài cây này, nhưng ăn thử vài lần thấy ngon họ đã quay lại tìm mua. Vợ chồng chị Dung bán được hàng trăm ký bồn bồn tươi mỗi ngày. Thấy được tiềm năng từ loại cây dại này, chị lại nghĩ đến việc làm dưa bán. Việc buôn bán ngày càng khấm khá, vợ chồng chị không chỉ mua được đất mà còn xây dựng nhà xưởng khang trang.

Vài năm sau, các sạp bán sản phẩm từ bồn bồn mọc lên như nấm, người dân có thêm thu nhập đáng kể từ việc khai thác đặc sản địa phương. Lúc này, vợ chồng chị Dung phải tìm mua bồn bồn, chứ không còn miễn phí như trước. Khi nhu cầu tiêu thụ dưa bồn bồn ngày càng tăng, phong trào trồng loài cây này phát triển mạnh mẽ. Từ cây mọc hoang, bồn bồn trở thành đặc sản của huyện Cái Nước.

Bồn bồn sau khi sơ chế chuẩn bị làm dưa. Ảnh: An Minh

Bồn bồn sau khi sơ chế chuẩn bị làm dưa. Ảnh:An Minh

Để sản phẩm đồng nhất về chất lượng, chị Dung yêu cầu các hộ cung cấp nguyên liệu tươi cam kết chọn thu hoạch cây bồn bồn đủ tuổi, tách lá ngay sau khi thu hoạch. Khu sơ chế phải ở trong mát, nhất là không lột bồn bồn vào lúc mưa. "Cây bồn bồn có lõi rỗng gần giống bông súng, nếu để nước mưa ngấm vào thì khi làm dưa sẽ không giòn, dễ hư", chị nói.

Nhiều năm bám nghề, người phụ nữ miền Tây vẫn luôn tâm niệm giữ gìn hương vị dưa bồn bồn mà người xưa làm, nói không với hóa chất. Chị cho biết vẫn chọn cách làm dưa truyền thống bằng nước gạo vo. Sau này, khi sản lượng tăng cao, chị nghĩ ra cách lấy nước gạo ngâm nấu chín để làm dưa, giữ đúng hương vị cũ.

Theo chị Dung, thay vì dùng nước gạo một số người sẽ chọn cách làm dưa bằng giấm, song sẽ làm mất mùi thơm cũng như độ giòn vốn có của cây bồn bồn. Trong khi đó, dùng nước gạo ngâm tốn nhiều chi phí, công sức, nhưng đổi lại hương vị cây bồn bồn được giữ nguyên.

Bồn bồn sau khi nhổ về sẽ được sơ chế bỏ hết phần lá già, chỉ lấy phần lõi non ở gốc dài khoảng 40 cm. Phần này được rửa qua nước muỗi loãng, để ráo, chẻ đôi rồi sắp vào túi, sau đó cho nước gạo vào ngâm. Bồn bồn sau 3 ngày sẽ lên men thành dưa, có thể sử dụng trong một tháng nếu để ngăn mát.

Dưa bồn bồn được chị Dung nghiên cứu làm theo phương pháp truyền thống. Ảnh: An Minh

Dưa bồn bồn được chị Dung nghiên cứu làm theo phương pháp truyền thống. Ảnh: An Minh

Dưa bồn bồn thành phẩm được chị Dung bán với giá 80.000 đồng mỗi kg. Thấy tín hiệu tích cực khi sản phẩm được khách hàng tin dùng, chị tăng cường giới thiệu, trưng bày tại các hội chợ, mạng xã hội, cũng như hoàn thiện về mẫu mã. Năm 2021, sản phẩm dưa bồn bồn của chị được công nhận OCOP (mỗi xã một sản phẩm - chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm) 3 sao cấp tỉnh.

Một năm sau, chị Dung tập hợp một số hộ trồng bồn bồn tại địa phương thành lập hợp tác xã để ổn định chất lượng, đầu ra sản phẩm. Hiện, mỗi tháng cơ sở của chị xuất đi TP HCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận gần 4 tấn dưa và bồn bồn tươi.Sau khi trừ chi phí, vợ chồng chị thu lãi hơn 400 triệu đồng mỗi năm. Cơ sở còn tạo việc làm cho hàng chục lao động trồng, nhổ và sơ chế bồn bồn tại địa phương.

Để phát triển đặc sản địa phương, huyện Cái Nước đang có kế hoạch làm dự án nâng cao hiệu quả cây bồn bồn với diện tích hơn 150 ha kết hợp với nuôi thủy sản.

An Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap